Có tư cách đạo đức tốt, có xác nhận lý lịch từ địa phương.
Được đào tạo bài bản về nghiệp vụ bảo vệ, pháp luật cơ bản, PCCC, phản ứng trong tình huống khẩn cấp và đào tạo về quy trình thực hiện công việc này và các chương trình đào tạo của khách hàng (nếu có).
Chấp hành nghiêm nội quy kỷ luật của công ty và nội quy của khách hàng.
Thực hiện công việc nghiêm túc theo quy trình bảo vệ, mô tả công việc đã đề ra.
Luôn duy trì đúng vị trí làm việc của mình, trường hợp rời vị trí vì lý do chính đáng phải có người thay thế và được sự đồng ý của đội trưởng mục tiêu.
Mọi thắc mắc, khó khăn trong công việc phải báo cáo ngay cho cấp trên để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Phòng nghiệp vụ có trách nhiệm thực hiện việc đào tạo, triển khai thực hiện công việc một cách có hiệu quả và kiểm tra việc thực hiện nhằm đảm bảo quy trình, phương án bảo vệ đưa ra được triển khai một cách triệt để, nhân viên nắm bắt công việc và thực hiện một cách thuần thục.
Phòng nghiệp vụ định kỳ ít nhất 1 tuần 1 lần xuống kiểm tra, hỗ trợ mục tiêu, gặp gỡ khách hàng để ghi nhận phản ánh của khách hàng về chất lượng dịch vụ.
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ.
III. NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA NHÂN VIÊN BẢO VỆ
Đảm bảo an toàn cho con người và tài sản tại mục tiêu bảo vệ.
Phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các lỗ hổng an ninh, các mối đe dọa an ninh đến con người và tài sản nhà máy.
Kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào nhà máy. Đảm bảo người lạ, người không có phận sự không được vào nhà máy trừ trường hợp có thông báo hoặc có bảo lãnh của người có thẩm quyền.
Đảm bảo tất cả hàng xuất ra phải có chứng từ hợp lệ và phải được kiểm soát chặt chẽ về số lượng và chủng loại.
Giám sát, kiểm tra chặt chẽ theo chứng từ hàng hóa xuất nhập đảm bảo không để thất thoát, mất mát.
Đảm bảo tất cả tài sản, hàng hóa mang ra ngoài dù nhỏ nhất cũng phải có giấy ra cổng hợp lệ.
Đăng ký đầy đủ thông tin hàng hóa xuất nhập vào sổ xuất nhập hàng bao gồm: Thời gian, thông tin tài xế giao nhận, số xe, cty, tên hàng hóa, số lượng…
Các nhiệm vụ cụ thể khác căn cứ theo yêu cầu của BGĐ nhà máy.
IV. CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP, GIẤY MANG HÀNG RA CỔNG, GIẤY CN RA CỔNG.
Tất cả hàng xuất ra cổng, tài sản mang ra cổng, công nhân ra cổng bắt buộc phải có chứng từ, giấy ra cổng (gọi chung là chứng từ) hợp lệ theo mẫu và có đủ chữ ký của người có thẩm quyền.
Nhân viên bảo vệ phải kiểm tra kỹ chứng từ trước khi kiểm tra hàng cho xuất ra.
Chứng từ hợp lệ là chứng từ có đầy đủ các yếu tố sau:
Được in và phát hành theo mẫu đã được cung cấp bởi Cty …
Có đầy đủ thông tin như: Thời gian, họ tên tài xế, người giao nhận hàng, số xe, công ty, tên hàng và số lượng…
Không bị tẩy xóa hoặc sữa chữa.
Có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền phê duyệt (có chữ ký mẫu và thông báo từ BGĐ Cty …).
Xử lý khi phát hiện chứng từ không hợp lệ: Trường hợp phát hiện chứng từ không hợp lệ như hoặc nghi ngờ không hợp lệ như: Thông tin không đầy đủ, bị tẩy xóa hoặc nghi giả mạo (giả mạo chứng từ, giả mảo chữ ký…) nhân viên bảo vệ phải dừng ngay việc xuất nhập hàng, rồi báo cho người có thẩm quyền để xác minh và xử lý, trường hợp cố tình vi phạm nhằm trộm cắp tẩu tán tài sản công ty phải lập biên bản báo cáo cho BGĐ nhà máy xử lý.
V. KIỂM SOÁT NHẬP HÀNG.
Thực hiện đăng ký và xếp tài cho xe đến nhập hàng theo thứ tự.
Sắp xếp điều phối xe xếp hàng theo thứ tự, trật tự, tránh gây ùn tắc, cản trở giao thông.
Tất cả hàng nhập vào phải qua sự kiểm soát của bảo vệ trước khi vào nhập hàng.
Đảm bảo số lượng, chủng loại hàng nhập trên thực tế đúng đủ với số lượng trên chứng từ.
Hướng dẫn, điều phối cho xe vào đúng khu vực nhập hàng, hướng dẫn tài xế tuân thủ nội quy, quy định của công ty.
Bảo vệ thực hiện việc đăng ký đầy đủ thông tin chi tiết hàng nhập về, thông tin về thời gian, họ tên, số xe và công ty, tên hàng, số lượng… vào sổ nhập hàng sau đó yêu cầu các bên ký vào sổ. Thông tin phải đầy đủ, chính xác để có thể tham khảo khi cần thiết.
Khi xe nhập hàng xong đi ra, bảo vệ phải kiểm tra xe, kiểm cabin, thùng xe, gầm xe để đảm bảo xe không mang tài sản của nhà máy ra ngoài..